Cung cấp và lắp đặt hệ thống giảm khí NOx

Cung cấp và lắp đặt hệ thống giảm khí NOx
  1. NỘI DUNG:
  2. Nguyên lý khử Nox bằng kỹ thuật/công nghệ SNCR.

 

 

 

 

  • SNCR (Selective Non-Catalyst Reduction) là công nghệ khử NOx không sử dụng chất xúc tác bằng cách phun định lượng dung dịch Amoniac lỏng (NH3 lỏng) hoặc dung dịch Urea vào sau buồng phân giải tại vùng nhiệt độ cao 850 ~ 1100°C.
  • Dung dịch dùng để khử NOx là Urea (CO(NH2)2) nồng độ 30~40%, theo các phản ứng để tạo ra khí N2 không gây hại đến con người và môi trường:
  •           CO(NH2)2 + NO + NO2 = 2N2  + 2H2O + CO2
  •    4NO + 4NH3 + O2 = 4N2 + 6H2O                   

  •           2NO2 + 4NH3 + O2 = 3N2 + 6H2O                   
  • Do nhiệt độ tối ưu chỉ nằm trong một khoảng giới hạn nên việc kiểm soát nhiệt độ là việc vô cùng quan trọng đối với hệ thống SNCR. Khi nhiệt độ quá cao thì NH3 sẽ phản ứng với O2 làm tăng nồng độ NOx. Khi nhiệt độ quá thấp thì nồng độ NOx thấp sẽ cản trở phản ứng xảy ra.

 

 

 

  1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
    1. Sơ đồ công nghệ

 

 

 

Hình ảnh sơ đồ công nghệ hệ thống phun dung dịch Ure/Amoniac

Thông tin hiển thị vận hành chung thiết bị tại chỗ bơm:

-       Manual: Chế độ vận hành tại chỗ.

-       Auto: Chế độ vận hành tại VHTT.

-       Start: Khởi động.

-       Stop: Dừng.

-       Reset: Khởi động lại hệ thống.

-       Runing: Đang chạy.

-       Fault: Lỗi

Thông tin hiển thị vận hành chung thiết bị tại chỗ van điện:

-       Local: Chế độ vận hành tại chỗ.

-       Remote: Chế độ vận hành tại VHTT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Thiết bị và thông số kỹ thuật chính

 

Stt

Tên thiết bị

Mã thiết bị

Số lượng

Thông số kỹ thuật

  1.  

Bồn chứa dung dịch

TN04

1

  • Loại chất lòng: Amoniac/Urea
  • Kích thước: Φ2.600mm, chiều  cao 3.800mm
  • Thể tích: 20 m3
  1.  

Bồn hòa tan Urea

TN52

1

  • Loại hỗn hợp: Urea và nước để phối trộn
  • Kích thước: Φ1.800mm, chiều cao 2.000mm
  • Thể tích: 5 m3
  1.  

Bơm hút dung dịch Amoniac từ bồn 5m3  vào bồn 20m3

PU53 (M651)

1

  • Model: ZS65-50-200/7.5
  • Công suất: P=7.5kW
  • Điện áp: 380 V
  • Dòng điện: 14.4 A
  • Tốc độ: 2900 r/min
  • Lưu lượng bơm: 50 m3/giờ
  1.  

Bơm phun dung dịch từ bồn chứa đến các béc phun vào tháp trao đổi nhiệt

PU11(M652)

PU12 (M653)

2

  • Model: CDL4-16
  • Công suất: 3 KW
  • Điện áp: 380 V
  • Tốc độ: 2900r/min
  • Lưu lượng: 4 m3/giờ.
  1.  

Bơm hút nước thải từ hố thu

PU13 (M657)

1

  • Model: ZS65-40-125/3.0SSC
  • Công suất: 3KW
  • Điện áp: 380V
  • Dòng điện: 10.4 A
  • Tốc độ: 2900 r/min
  • Lưu lượng: 25 m3/giờ.
  1.  

Bộ sấy

TN52.MT01

6

  • Công suất: 15 KW
  • Điện áp: 380 VAC
  1.  

Bộ khuấy hòa tan Urea

TN52.MT02

1

  • Công suất: 15 KW
  • Điện áp: 380 VAC
  1.  

Van cấp nước vào tank chứa amoniac khi áp suất cao.

BV55

 

1

  • Van tay
  1.  

Van cấp khí nén đến 4 béc phun.

BV40

4

  • Van tay
  1.  

Hệ thống béc phun tại Tháp

NZ26

NZ27

NZ28

NZ29

4

  • Áp suất khí: 2,5-3,5 Bar
  • Áp suất lỏng: 2,5-3,5 Bar
  • Lưu lượng: 1,8-9,5 lít/phút.
  1.  

Bộ điều khiển lưu lượng cho từng vòi phun

LF22

LF23

FL24

LF25

4

  • Nhãn hiệu: PTM-25
  1.  

Bộ điều khiển lưu lượng

LF47

LF58

1

1

  • Nhãn hiệu: PTM-32
  • Nhãn hiệu: PTM-40
  1.  

Bộ đo áp suất cho từng vòi phun

PG18

PG19

PG20

PG21

4

  • Tín hiệu dòng điện 4~20mA
  1.  

Bộ đo áp suất

TN52.PS04

TN04.PS02

2

  • Tín hiệu dòng điện 4~20mA
  1.  

Bộ đo nhiệt độ

TN52.TS05

TN04.TS03

2

  • Nhiệt độ: 0….+80 độ C
 
  1. Nguyên lý hoạt động:
  • Quá trình khử khí thải trong hệ thống SNCR được hoàn thành sau bốn quy trình cơ bản:
    • Nhận và lưu trữ chất khử: Ure được vận chuyển đến nhà máy để tiếp nhận và lưu trữ.
    • Xử lý pha loãng chất khử: chất khử với nồng độ cao được đo lường, pha loãng trộn với nước theo tỷ lệ.
    • Phun chất khử: chất khử đã được pha loãng, được đưa đến vị trí phun thích hợp.
    • Kiểm soát quy trình của hệ thống khử khí.
  • Hệ thống phun dung dịch Ure sử dụng nguồn nguyên liệu chính là sử dụng dụng dung dịch Amoniac từ Urea pha loãng.
  • Sử dụng dung dịch Amoniac:
    • Dung dịch Ure được vận chuyển đến nhà máy và đổ vào bồn khuấy trộn Ure TN52 với thể tích 5m3/bồn
  • Sử dụng dung dịch Amoniac từ Urea:
    • Dung dịch được tạo ra từ Urea có nồng độ 40% qua quá trình: cho nước vào bồn TN52, khi mực nước đạt yêu cầu theo tính toán, sau đó gia nhiệt nước trong bồn TN52 lên 65~70OC và chạy cánh khuấy. Khi nước đạt nhiệt độ tối thiểu 65 độ C thì tiến hành đổ Urea vào bằng tay. Tiếp tục chạy cánh khuấy (tối thiểu 30 phút) và giữ nhiệt độ khoảng 40~45OC.
    • Dung dịch urea sau khi hòa tan xong được bơm PU53 (M651) bơm vào bồn chứa TN04. Từ bồn chứa được 1 trong 2 động cơ bơm ly tâm PU11 (M652) hoặc PU12 (M653) đẩy dung dịch đến 4 béc phun. Tốc độ bơm hoạt động tự động dựa theo hàm lượng NOx thực tế vận hành (VHTT sẽ cài đặt mức NOx theo quy định hiện hành của Nhà nước) kết hợp điều chỉnh van điện động VA45 (mở khoảng 16-22%), duy trì áp lực đầu ra vòi phun lớn hơn 4.5 bar, van điện động VA46 luôn mở 100%, điều chỉnh van khí nén BV40 luôn duy trì ở mức áp suất khí nén bé hơn áp suất chất lỏng 10% nhằm đạt áp lực vào 4 béc phun. Dung dịch được phun vào tháp trao đổi nhiệt ở vị trí có nhiệt độ làm việc phù hợp từ 850 ~ 1100­oC để các phản ứng hóa học xảy ra nhằm giảm bớt lượng khí thải NOx ra môi trường.
  • Lưu ý :
    • Dung dịch ure còn dính lại trong đường ống có thể sẽ bị kết tinh. Nếu phải ngừng chạy trong thời gian dài, sau khi ngừng phun, lập tức dùng nước sạch để súc rửa đường ống. Kết thúc đợt chạy mà dừng bơm thời gian dài (khoảng 1-2 ngày) thì cần phải dùng nước sạch súc rửa bơm và các đường ống liên quan, tránh tình trạng thiết bị ngừng nghỉ thời gian dài dẫn đến dung dịch ure kết tinh, gây tắc đường ống.
    • Thời gian dài (1-2 ngày) không hòa tan urea, thì đổ vào trong bồn khuấy khoảng 1m nước sạch, 1-2 phút sau thì ngừng vận chuyển nước. Hoàn tất công việc súc rửa bơm và đường ống.
    • Dung dịch urea sau khi hòa tan, tốt nhất dùng hết trong 1 tuần.
    • Vật chất kết tinh dung dịch trong bồn khuấy, có thể thông qua gia nhiệt và khuấy trộn để tái hòa tan.
    • CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHỬ NOx
  • Trước khi vận hành hệ thống khử NOx TT/VHTC phối hợp với VHTT và các đơn vị kiểm tra các nội dung sau:
    • Kiểm tra súc rửa đường ống dẫn dung dịch thông suốt, van, vòi phun, bơm hoạt động tốt, không bị rò rỉ.
    • Kiểm tra các van tay vị trí chuyển hướng phải đúng chính xác.
    • Kiểm tra dung dịch Urea/Amoniac trong bồn chứa phải đủ theo yêu cầu.
    • Kiểm tra làm kín các mặt bích.
    • Kiểm tra tín hiệu của các thiết bị như động cơ, van, áp suất, đo mức và nhiệt độ phải đảm bảo yêu cầu.
    • Phối hợp với VHTT kiểm tra tình trạng thiết bị sẵn sàng, các đèn cảnh báo ở hiện trường hoạt động bình thường.
  • Trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề gì bất thường thì TT/ VHTC thông báo cho TC để phối hợp với các đơn vị SCBT kiểm tra xử lí.
  • Xả air cho bơm ly tâm đa cấp PU11(M652), PU12 (M653)
  • Sau khi đã hoàn tất các thao tác nêu trên, thiết bị đủ điều kiện để hoạt động thì TT/VHTC thông báo cho P.VHTT biết để VHTT phát lệnh khởi động thiết bị/dây chuyền.
    1. VẬN HÀNH THIẾT BỊ:

Hệ thống vận hành phun amoniac/urea để khử NOx có thể vận hành ở 02 chế độ : Manual/Auto.

  • Khi chọn Manual: Nhấn Start để khởi động, Stop để dừng động cơ.
  • Khi chọn Auto: Hệ thống sẽ được vận hành theo chương trình đã cài đặt sẵn và điều chỉnh từ CCR.
  •  
    1.  
    2.  
    3.  
  • Vận hành hệ thống hòa tan Ure:
  • Hệ thống này được thiết kế để sử dụng chất phản ứng là Urea dạng hạt, chất lượng đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2620:2014, với các thông số tiêu chuẩn như sau:

 

Stt

Thông số

Giới hạn

  1.  

Hàm lượng Ni tơ

46~46.5%

  1.  

Hàm lượng biuret

0.5 ~1.5%

  1.  

Độ ẩm

0.3 ~1.0%

  1.  

Độ kiềm

100 ~ 300 ppm

  1.  

Tỷ lệ chất không hòa tan trong nước

≤ 0.005%

Bảng 2: Bảng thông số tiêu chuẩn Urea dạng hạt

  • Gia nhiệt nước và khuấy hòa tan urea trong bồn TN52
    • VHTC chuẩn bị urea để hòa tan theo định mức.
    • Kiểm tra mức nước trong bồn để đảm bảo đạt yêu cầu theo đinh mức hòa tan urea.
    • VHTC phối hợp với VHTT cấp đủ khối lượng nước vào bồn chứa TN52 theo định mức.
    • Kiểm tra các thiết bị để sẵn sàng khởi động như: bộ khuấy hòa tan urea (TN52.MT02), bộ gia nhiệt.
    • Sau khi hệ thống đã sẵn sàng VHTC thông báo cho VHTT khởi động bộ gia nhiệt.
    • VHTT theo dõi gia nhiệt nước trong bồn TN52 lên 65 ~70 độ C, khi nước đạt tối thiểu 65 độ C thì báo VHTC tiến hành đổ urea vào bằng tay.
    • Sau khi VHTC đổ urea vào bồn xong thì kiểm tra và thông báo cho VHTT chạy bộ khuấy hòa tan urea (TN52.MT02).
    • Hòa tan urea xong, VHTT cài đặt nhiệt độ bồn chứa giữ ổn định ở mức 40-45OC, máy khuấy chạy tối thiểu 30 phút đến khi urea khan hòa tan hoàn toàn.
    • Lưu ý : Bộ sấy sẽ hoạt động với điều kiện là mức nước ở bồn chứa TN52 ở mức High và nhiệt độ ở bồn chứa TN52 ở mức Low.
      1. Bơm dung dịch urea từ TN52 sang bồn TN04:
  • VHTC phối hợp với P.TN-KCS&DVKT kiểm tra xác nhân urea đã tan hoàn toàn.
  • VHTC kiểm tra tình trạng bơm PU53 (M651), đường ống, bồn chứa TN04 đã sẵn sàng thì thông báo cho VHTT tiến hành chạy hệ thống để bơm dung dịch Urea đã hòa tan sang bồn chứa theo yêu cầu.
  • Sau khi cảm biến đo mức chất lỏng báo Low và đồng hồ đo lưu lượng LF58 báo mức thấp thì VHTT liên hệ VHTC/TT/TC để dừng bơm PU53 (M651).
  • Lưu ý : Nếu trong thời gian khoảng 1-2 ngày không hòa tan Urea thì VHTC/TT/TC phối hợp với các đơn vị súc rửa bơm và đường ống.
    1. Hướng dẫn cấp amoniac vào bồn TN04:
  • VHTC phối hợp với P.TN.KCS&DVKT kiểm tra tình trạng dung dịch Amoniac đủ điều kiện nhập vào.
  • Kiểm tra và đầu nối đường ống mềm kết nối từ xe bồn vào hệ thống đường ống cấp vào bồn chứa đảm bão chắc chắn, không rò rỉ và thực hiện mở van khóa ở bồn xe để cấp amoniac vào hệ thống bơm.
  • VHTC kiểm tra tình trạng bơm PU11/PU12(M652/M653) , đường ống, hệ thống van, bồn chứa TN04 đã sẵn sàng thì thông báo cho VHTT tiến hành chạy hệ thống để bơm dung dịch amoniac từ xe bồn vào bồn chứa theo yêu cầu.
  • Trong quá trình bơm VHTC kiểm tra khi nào hết dung dịch amoniac trung thùng chứa của xe thì thông báo cho VHTT dừng hệ thống bơm.
  • Sau khi dừng bơm thì VHTC khóa các van cấp vào rồi tháo đường ống bơm và tiến hành vệ sinh sạch sẽ.

Lưu ý:

  • Nếu trước đó, hệ thống đang sử dụng nguồn Amoniac NH3 mà muốn chuyển sang Ure dạng rắn thì không cần phải súc rửa bồn.
  • Nếu trước đó hệ thống sử dụng nguồn nguyên liệu Ure dạng rắn mà muốn chuyển sang nguồn Amoniac NH3 thì cần phải súc rửa bồn để tránh hiện tượng đóng rắn Ure bên trong bồn.
    1. Bơm dung dịch urea từ TN04 đến vòi phun:
  • VHTC kiểm tra tình trạng khí nén luôn sẵn sàng.
  • Kiểm tra bơm PU11(M652) hoặc bơm PU12(M653) để sẵn sàng khởi động.
  • Kiểm tra mức dung dịch urea trong bồn TN04.

Kiểm tra tình trạng hệ thống đường ống, van khóa, béc phun luôn ở trạng thái sẵn sàng.

  • Sau khi kiểm tra hệ thống đã sẵn sàng thì thông báo cho VHTT đủ điều kiện để khởi động hệ thống phun dung dịch để khử NOx.
  • Lưu ý : Kết thúc đợt chạy mà dừng bơm thời gian dài (khoảng 1-2 ngày) thì VHTC/TT/TC phối hợp với VHTT tiến hành dùng nước sạch để súc rửa bơm và các đường ống liên quan, tránh tình trạng thiết bị ngừng nghỉ thời gian dài dẫn đến dung dịch ure kết tinh, gây tắc đường ống.
    1. CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHI CHẠY HỆ THỐNG:

Trong quá trình hoạt động VHTC thực hiện kiểm tra các nội dung sau:

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị như nhiệt độ, độ ồn, rung động,… Nếu phát hiện sự hoạt động của thiết bị khác thường thì thông báo cho TC/TT biết để phối hợp xử lý
  • Động cơ cần kiểm tra về độ rung, nhiệt độ, tiếng kêu khác thường...;
  • Kiểm tra tình trạng các van khóa, đường ống,… đảm bảo chắc chắn không bị rò rỉ.
  • Kiểm tra mức dung dịch trong các bồn chứa đảm bảo trong giới hạn cho phép.
  • Kiểm tra vệ sinh các dung dịch rò rỉ, rơi vãi trong quá trình hoạt động đảm bảo an toàn,…
    1.  Các thông số giới hạn và bảo vệ theo khuyến cáo:

 

  1.  

Mã thiết bị

Mức cảnh báo

Đơn vị

Giá trị cài đặt

  1.  
  1. 2.MT01
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1. .TS05
  1.  
  1. C
  1.  
  1.  
  1. C
  1.  
  1.  
  1. .MT01
  1.  
  1.  
  1. 500
  1.  
  1.  
  1. 300
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1. 00
  1.  
  1.  
  1. 00
  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
  1. 00
  1.  
  1.  
  1. 00
  1.  
  1. 52.PS04
  1.  
  •  
  1.  
  1.  
  •  
  1.  
  1.  
  1. 04.PS02
  1.  
  •  
  1.  
  1.  
  •  
  1.  
  1.  
  1. .TS03
  1.  
  1. C
  1.  
  1.  
  1. C
  1.  
 
  1. Một số lỗi thường gặp:

 

  1.  

Thông tin lỗi

Ý nghĩa

1

TN04.TS03_H_Alarm

Nhiệt độ bồn chứa dung dịch Amoniac TN04 ở mức cao.

2

TN04.PS02_H_Alarm

Áp suất bồn chứa dung dịch Amoniac TN04 ở mức cao.

3

TN04_L_Alarm

Báo mức nước bồn chứa dung dịch Amoniac TN04 ở mức thấp.

4

TN04_LL_Alarm

Báo mức nước bồn chứa dung dịch Amoniac TN04 ở mức qúa thấp.

5

TN04_H_Alarm

Báo mức nước bồn chứa dung dịch Amoniac TN04 ở mức cao.

6

TN04_HH_Alarm

Báo mức nước bồn chứa dung dịch Amoniac TN04 ở mức qúa cao.

7

TN52.TS05_H_Alarm

Nhiệt độ bồn trộn dung dịch Amoniac TN52 ở mức cao.

8

TN04.PS02_H_Alarm

Áp suất bồn trộn dung dịch Amoniac TN52 ở mức cao.

9

TN52.MT01_L_Alarm

Báo mức nước bồn trộn dung dịch Amoniac TN52 ở mức thấp.

10

TN52.MT01_LL_Alarm

Báo mức nước bồn trộn dung dịch Amoniac TN52 ở mức qúa thấp.

11

TN52.MT01_H_Alarm

Báo mức nước bồn trộn dung dịch Amoniac TN52 ở mức cao.

12

TN52.MT01_HH_Alarm

Báo mức nước bồn trộn dung dịch Amoniac TN52 ở mức qúa cao.

13

PU13_Fault_Alarm

Động cơ bơm xả thải PU13 bị lỗi

14

PU53_Fault_Alarm

Động cơ bơm dung dịch Urê PU53 bị lỗi

15

Tank_Mixing_motor_Fault_Alarm

Động cơ hòa tan Urê TN52.MT02 bị lỗi

16

PU11_Fault_Alarm

Động cơ bơm dung dịch Amoniac PU11 bị lỗi

17

PU12_Fault_Alarm

Động cơ bơm dung dịch Amoniac PU12 bị lỗi

 
  1. CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHI DỪNG HỆ THỐNG:
  • Ca1 ngày 15 hằng tháng PX Clinker phối hợp với VHTT chạy kiểm tra toàn bộ hệ thống, nếu thiết bị hoạt động ổn định thì vận hành khoảng 15 phút thì dừng (phun dung dịch Ure hoặc phun nước bình thường).
  • Cuối mỗi quý, trước khi Trung tâm quan trắc môi trường tiến hành kiểm tra 7 ngày thì PX Clinker phối hợp với các đơn vị chạy kiểm tra hệ thống nhằm đảm bảo thiết bị sẵn sàng hoạt động trong thời gian quan trắc.
  • Trong quá trình chạy kiểm tra nếu thiết bị hoạt động ổn định thì vận hành khoảng 10~15 phút sau đó dừng hệ thống, nếu hệ thống hoạt động không ổn định thì phối hợp các đơn vị để xử lý và báo cáo P.TGD phụ trách biết.
  • Trong quá trình chạy VHTC/TT/TC ghi rõ vào sổ giao ca, sổ theo dõi thiết bị và TC có trách nhiệm nhắc nhở VTHC/TT thực hiện các nội dung trên.
    1. MỘT SỐ SỰ CỐ/BÁO ĐỘNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

    Stt

Nội dung

Nguyên nhân

Biện pháp xử lý

  1.  

Áp suất dung dịch cao

  • Vòi phun bị bẩn
  • Điều chỉnh lưu lượng không đủ tạo lưu lượng cao
  • Vệ sinh vòi phun
  • Điều chỉnh lưu lượng về mức thích hợp (VHTT)
  1.  

Áp suất dung dịch cao

  • Điều chỉnh lưu lượng không đủ tạo lưu lượng cao
  • Rò rỉ ở hệ thống
  • Điều chỉnh lưu lượng về mức thích hợp (VHTT)
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống, VHTC báo TT/TC để xử lý rò rỉ.
  1.  

Bồn chứa Amoniac bị rò rỉ

Do lâu ngày ăn mòn kim loại vỏ bồn

Kiểm tra toàn bộ hệ thống, VHTC báo TT/TC để xử lý rò rỉ.

  1.  

Bơm bị lỗi; Bơm không có áp

  • Lỗi tín hiệu, đấu nối.
  • Guồng bơm bị hư hỏng.
  • Tắc đường ống
  • Kiểm tra tín hiệu, đấu nối bơm.
  • Kiểm tra guồng bơm.
  • Vệ sinh thông tắc đường ống.
  1.  

Áp phun yếu

  • Bơm không đảm bảo lưu lượng và áp suất.
  • Đường ống khí, dung dịch bị tắc (bám bẩn).

 

  • Kiểm tra cài đặt lưu lượng áp suất.
  • Kiểm tra guồng bơm.
  • Vệ sinh thông tắc đường ống.
  1. QUY ĐỊNH AN TOÀN
  • Chỉ những người đã qua đào tạo và được sự phân công của người có thẩm quyền mới được tham gia vận hành.
  • Nhân viên vận hành phải nắm rõ quy trình và thông số hoạt động của hệ thống, hiểu rõ nguyên lý làm việc của hệ thống.
  • Những người tham gia vận cần phải trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, gọn gàng, an toàn.
  • Khi vào kiểm tra bồn chứa dung dịch phải mang bảo hộ toàn thân và nghiêm cấm sử dụng lửa và thiết bị điện.
  • Những người tham gia vận hành cần phải biết nơi đặt thiết bị bảo vệ và cách sử dụng chúng.

+            Khi làm việc với dung dịch amoniac phải tránh tiếp xúc trực tiếp với dung dịch.

+            Nơi làm việc phải được thông gió tốt.

+            Phải bố trí sẵn sàng vòi nước sạch để rửa mắt và thân thể ở nơi làm việc.

+            Sử dụng kính trong quá trình làm việc với dung dịch amoniac.

  • Phải sử dụng găng tay bảo vệ dài tay và mặt nạ khí khi tiếp xúc với dung dịch amoniac có nồng độ > 5%.
  • Nếu không hoạt động trong thời gian dài cần phải bơm nước làm sạch đường ống, tránh tình trạng bị đọng dung dịch làm kết tinh và làm tắc đường ống.
  • Nếu muốn làm trống bồn chứa dung dịch Amoniac để kiểm tra thì phải khóa lại tất cả các van vào ra, mở van xả, làm sạch và thông gió trước khi vào bồn.
  • Nghiêm cấm, không được thải dung dịch ure ra ngoài môi trường.
  • Quá trình kiểm tra, sửa chữa :
  • Trước khi tháo đường ống dẫn ống xả béc phun phải khóa van khí nén và van dẫn dung dịch, cần thiết thì có thể dừng hệ thống.
  • Kiểm tra áp suất đầu ra của bơm có bình thường không và điều chỉnh để bảo vệ an toàn cho thiết bị.
  • Trước khi tháo rời đường ống dẫn dung dịch phải xả sạch đường ống và đảm bảo các biện pháp an toàn.
  • Lưu ý:
  • Một vòi phun nước khẩn cấp để rửa mắt phải có sẵn gần nơi nạp dung dịch.
  • Nên có sẵn một bình chứa dung dịch muối ăn để rửa mắt.
  • Một số trường hợp tai nạn khi làm việc với hệ thống có chứa khí Amoniac và các sơ cứu:
  •  

Stt

Trường hợp tai nạn

Hậu quả

Biện pháp sơ cứu

1

Hít phải khí Amoniac.

Gây kích thích nhiều ở đường hô hấp và có thể gây hư hỏng niêm mạc

Để nạn nhân nơi thông thoáng, ấm và cho nghỉ ngơi ở tư thế ngồi. Rửa sạch mũi và miệng bằng nước.

Thông báo cho nhân viên y tế để sơ cấp cứu và được hướng dẫn

2

Dung dịch tiếp xúc với da.

Ăn mòn da

Cởi áo quần bị bẩn và đưa nạn nhân ra ngoài. Rửa với nhiều nước.

Thông báo cho nhân viên y tế để thực hiện sơ cấp cứu và xử lí.

3

Dung dịch bắn vào mắt.

Ảnh hưởng đến thị giác và có thể gây mù lòa.

Rửa mắt bằng nước ngay lập tức trong khoảng 15-30 phút (giữ mí mắt mở rộng).

Thông báo cho nhân viên y tế để thực hiện sơ cấp cứu và xử lí.

4

Nuốt phải dung dịch amoniac

Gây phồng rộp, bỏng, đau ở ngực và ói mửa. Bị ăn mòn nặng chỉ với lượng nhỏ dung dịch.

Súc miệng ngay lập tức với nhiều nước. Uống vài cốc nước lọc hoặc nước ép trái cây.

Thông báo cho nhân viên y tế để thực hiện sơ cấp cứu và xử lí.

  • Các biện pháp trong trường hợp có hỏa hoạn

+            Khí amoniac nổ ở nồng độ 15-28% trong khoảng nhiệt độ 5-15 độ C. Khi nhiệt độ bồn chứa tăng cao có thể làm mát bồn chứa bằng nước.

  • Các biện pháp trong trường hợp dung dịch amoniac thoát ra môi trường.

+            Không cho phép lượng lớn dung dịch amoniac chảy vào hệ thống nước thải và nguồn nước.

+            Nếu lượng nhỏ <50 lít được pha loãng với lượng nước lớn có thể cho chảy vào hệ thống thoát nước.

+            Nếu lượng lớn > 50 lít phải được đắp bờ ngăn lại tránh nhiễm bẩn. Đậy các hố thu và mương thoát nước. Liên lạc với dịch vụ cứu hộ và bộ phận quản lý nguồn nước và nước thải theo quy định địa phương. Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân trong khi làm công việc chống nhiễm bẩn do dung dịch amoniac.

-             Nghiêm cấm: thực hiệc việc hàn/cắt trên hệ thống đã có dung dịch amoniac có nồng độ > 15%. Trước tiên phải làm sạch và thông gió hệ thống.

Chúng tôi là nhà thầu thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống làm giảm khí NOx ra môi trường tại Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh mà chúng tôi gia công chế tạo, lắp đặt và vận hành:

 

 

 

 

Các bài viết khác

Gia công cơ khí mạ kẽm tại Đà Nẵng

Gia công cơ khí mạ kẽm tại Đà Nẵng

Liên hệ: 0905 810 171
Gia công và lắp đặt ống khói bằng thép

Gia công và lắp đặt ống khói bằng thép

Liên hệ: 0905 810 171
Gia công bồn Inox tại Đà Nẵng

Gia công bồn Inox tại Đà Nẵng

Liên hệ: 0905 810 171
Gia công Inox tại Đà Nẵng

Gia công Inox tại Đà Nẵng

Liên hệ: 0905 810 171
Thiết kế cung cấp và lắp đặt hệ thống công nghệ giảm khí NOx

Thiết kế cung cấp và lắp đặt hệ thống công nghệ giảm khí NOx

Liên hệ: 0905 810 171
Gia công lắp đặt kết cấu thép tại đà nẵng

Gia công lắp đặt kết cấu thép tại đà nẵng

Liên hệ: 0905 810 171
Gia công kết cấu thép

Gia công kết cấu thép

Liên hệ: 0905 810 171
Sản xuất kết cấu thép

Sản xuất kết cấu thép

Liên hệ: 0905 810 171
GIA CÔNG CƠ KHÍ ĐÀ NẴNG

GIA CÔNG CƠ KHÍ ĐÀ NẴNG

Liên hệ: 0905 810 171
Silo xi măng

Silo xi măng

Liên hệ: 0905 810 171
Sản xuất con lăn băng tải

Sản xuất con lăn băng tải

Liên hệ: 0905 810 171
Gia công lắp dựng nhà thép tiền chế

Gia công lắp dựng nhà thép tiền chế

Liên hệ: 0905 810 171
Dịch vụ
Gia công cơ khí mạ kẽm tại Đà Nẵng
Gia công và lắp đặt ống khói bằng thép
Gia công bồn Inox tại Đà Nẵng
Gia công Inox tại Đà Nẵng
Thiết kế cung cấp và lắp đặt hệ thống công nghệ giảm khí NOx
Tin tức mới
Nhà thầu thi công đường ống áp lực
Gia công cơ khí Đà Nẵng
hút bụi túi vải
Nguồn gốc và đặc điểm của khí NOx
Gia công Kết cấu Thép Nhà Xưởng
Chăm sóc nhanh

Tiếp nhận xử lý nhanh mọi trường hợp

Chăm sóc nhanh
Bảo hành

Thời gian 12 tháng

Bảo hành
Thời gian lắp đặt

Tùy theo quy mô của công trình, chúng tôi sẽ báo

Thời gian lắp đặt
Linh kiện chính hãng

Cam kết chất lượng tốt

Linh kiện chính hãng
Gửi tin nhắn
Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Chat qua zalo
Văn phòng
0905.810.171